Công dụng của Kali đối với cây trồng:
- Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản.
– Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào.
– Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn.
– Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây.
– Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng.
– Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein.
– Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
– Tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào.
– Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh.
– Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh.
-
Cây lúa: cần từ 150 - 200kg/ha.
-
Cây ngô: cần từ 75 - 100kg/ha
-
Cây sắn: cần 150 - 170kg/ha.
-
Cây lạc: cần 75 - 100kg/ha.
-
Khoai lang: cần 135 - 150kg/ha.
-
Cà phê: trong thời kỳ kinh doanh từ 4 năm tuổi trở lên cần 450 - 500kg/ha
-
Cây cao su: phụ thuộc vào tuổi của cây và số lượng cây trên ha. Lượng kali trung bình cần từ 30 - 45kg/ha.
-
Cây chè: trong thời kỳ kinh doanh cần từ 60 - 80kg/ha.
-
Câytiêu: tùy thuộc vào tuổi và vùng trồng mà điều chỉnh, cây càng cao tuổi càng cần nhiều kali.
-
Cây điều: khi cây còn nhỏ 200 - 400kg/ha, thời kỳ thu hoạch 50 - 100kg/ha.
-
Thanh long: 50 - 60kg/ha